TDS là tổng chất rắn hòa tan trong nước. Vì thế, nhờ chỉ số TDS trong nước mà bạn có thể biết được chất lượng và độ an toàn nguồn nước mà mình đang sử dụng.
1. Chỉ số TDS là gì?
Chỉ số TDS là viết tắt của từ "Total Dissolved Solids" hay còn tạm dịch là "Tổng chất rắn hòa tan" hay bạn cũng có thể hiểu TDS là tổng lượng ion tích điện, bao gồm khoáng chất hoặc kim loại hòa tan trong một đơn vị thể tích nước (mg/ L), cũng được gọi là một phần một triệu ppm (1 mg/L = 1ppm). Hàm lượng TDS sẽ liên quan trực tiếp đến độ tinh khiết của nước và chất lượng của hệ thống lọc nước. Nó được định nghĩa là một chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hay ảnh hưởng đến mọi thứ tiêu thụ, hấp thu nó.
Giải thích PPM: ppm là viết tắt của cụm từ Parts Per Million hay còn gọi là các phần trên một triệu. Ppm là tỉ lệ trọng lượng của bất kỳ ion nào đối với nước.
Giá trị của ppm là: ppm= 1/ 1.000.000 = 10^(-6)
TDS sẽ bao gồm bất kỳ khoáng chất, muối, kim loại, Cation, Anion hòa tan trong nước. Điều này nói rõ TDS bao gồm mọi thứ có trong ước ngoài trừ phân tử nước tinh khiết H2O và các chất rắn lơ lửng trong nước. Bạn có thể chất rắn lơ lửng có thể là một hạt bất kỳ, chất không tan trong nước, không lắng ở trong nước, ví dụ như mùn gỗ.
Nói tóm lại TDS là tổng của các điện tích âm (Antion) và điện tích dương (Cation)
2. TDS được sinh ra từ đâu?
TDS được sinh ra là bởi quá trình tuần hoàn nước và tồn tại dưới dạng các hạt ion âm và ion dương. Do đó, TDS có tính hòa tan rất cao và thường lấy đi những ion của vật chất khi nó tiếp xúc qua. Cũng chính thế, chất rắn hòa tan có thể đến từ các chất hữu cơ như lá, phù sa, sinh vật phù du trong nước hay chất thải công nghiệp và nước thải. Ngoài ra, TDS còn được lấy từ các dòng chảy từ các khu đô thị, muối đường, phân bóng, thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp.
TDS bao gồm mọi thứ trong nước vì thế TDS được sinh ra từ các vật liệu vô cơ như đá và không khí (canxxi bicacbonat Ca(HCO3)2, N2, P, S, Fe và một số khoáng chất khác). Ngoài ra, nó cũng có thể là muối, hợp chất kim loại, phi kim, chì, đồng khi nước đi qua các đường ống để đến với người tiêu dùng. Và đó cũng là nguyên nhân gây ra hàm lượng TDS hòa tan trong nước cao.
3. Quan hệ giữa hàm lượng TDS và sự tinh khiết của trong nước
Theo quy định của WHO (Tổ chức y tế thế giới), US EPA (Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) và ở Việt Nam, hàm lượng TDS không được vượt quá 500 mg/ L đối với nước dùng để ăn uống và không được vượt quá 1000 mg/ L đối với nước sinh hoạt.
Theo một số chứng minh chỉ số TDS càng nhỏ thì chứng tỏ nước càng sạch (Nếu chỉ số TDS quá nhỏ hoặc bằng 0 sẽ được coi là nước khoáng). Với một số ngành điện tử yêu cầu chỉ số TDS không vượt quá 5 mg/ L. Hay như các phòng thí nghiệm, nhà máy, nước tinh khiết, nước cất chỉ số TDS không được quá 10 mg/ L.
Ví dụ: Đối với nước dùng trong nồi hơi, lò hơi, nước giặt công nghiệp thì trong nước không được có ion canxi, magie. Vì khi 2 ion này tồn tại sẽ làm độ cứng của nước tăng cao và gây ra hiện tượng cáu cặn trong nồi hơi, tuổi thọ của thiết bị giảm. Mà nguyên nhân làm 2 loại ion này tăng cao là do chỉ số TDS trong nước
Tuy nhiên, hàm lượng TDS quá thấp không có nghĩa là an toàn và tốt cho sức khỏe con người. Trong ăn uống, hàm lượng TDS cần cao hơn một chút, vì khi đó trong nước sẽ có chứa khoáng chất có ích. Nếu sử dụng nước có chỉ số TDS quá thấp không những không có lợi mà còn mang lại bệnh tất, sức khỏe, sức đề kháng mất cân bằng. Như vậy, chỉ số TDS trong nước đạt khoảng 100 mg/ L là tốt nhất
4. Phân loại nước và QCVN nước sạch Việt Nam
4.1. Phân loại nước
Dựa theo số lượng tổng chất rắn hòa tan trên lít thì có thể phân thành 4 loại nước: Nước ngọt, nước lợ, nướt mặn, nước muối
4.2. Quy chuẩn nước sạch Việt Nam (QCVN)
Nước sạch là nước không màu, không mùi, không vị, có chứa các khoáng chất và vi lượng thiên nhiên. Chính vì thế, năm 2009 bộ y tế đã đưa ra tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT nhằm đánh giá được nước có sạch hay không. Trong đó có đánh giá cả về màu sắc, mùi vị, độ pH,...
Quy chuẩn nước sạch Việt Nam (QCVN)
Tiếp đến 2010, BYT còn đưa thêm 21 chỉ tiêu hóa chọc và 5 chỉ tiêu vi sinh để đảm bảo nước đạt tiêu chuẩn nước sạch.
21 chỉ tiêu về tiêu chuẩn nước sạch
5. Những lý do cần giảm chỉ số TDS trong nước
Theo quy định của EPA (Cục bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ) thì chỉ số TDS trong nước tối đa (MCL) là 500mg/ L (500 phần triệu ppm). Tuy nhiên vì TDS bao gồm tất mọi thứ trong nước nên chỉ số TDS trong nước có thể vượt qua chỉ số này. Và khi mức TDS vượt quá 1000mg/ L, nó được coi là nước ô nhiễm con người tuyệt đối không được sử dụng.
Thông thường chỉ số TDS trong nước cao là do sự có mặt của Kali, Clorua, Natri, Canxi, Magie. Ngoài ra, các ion độc hại như chì, asen cũng có thể hòa tan trong nước. Vì thế, các hệ thống mát lọc nước tốt trên thị trường ngày nay thường hiện chỉ số TDS trên mặt máy lọc để đảm bảo việc giám sát, theo dõi hiệu quả lọc nước
Và dưới đây là những lý do tại sao bạn nên đo chỉ số TDS trong nước:
» Khẩu vị: Hàm lượng TDS quá cao sẽ làm hương vi thức ăn, đồ uống không như mong muốn. Nó sẽ làm thay đổi hương vị, mùi vị của thức ăn có thể là cay, đắng, mặn,...
» Hiệu suất làm việc: Kiểm tra chỉ số TDS để đảm bảo hiệu suất hoạt động của máy lọc luôn là cao nhất. Nếu chỉ số vượt quá mức quy định thì đây là lúc bạn cần thay bộ quả lọc mới
» Độ cứng của nước: Chỉ số TDS cao cũng cho thấy độ cứng của nước. Nước cứng sẽ gây ra cáu cặn trong đường ống, phá hoại thiết bị trong gia đình. Đặc biệt trong công nghiệp, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hoạt động của lò hơi/ nồi hơi
» Công nghiệp thương mại: TDS trong nước cao sẽ cản trở một số ứng dụng như: Nồi hơi/ Lò hơi, tháp giải nhiệt, sản xuất thực phẩm, nước giải khát.
» Trong dịch vụ: Để có được cốc cafe ngon và thơm thì chỉ số TDS cần phải thích hợp.
Máy đo chỉ số TDS có trong nước uống
Muốn đo chỉ số TDS, chúng ta có thể sử dụng 2 phương pháp đó là: Phân tích trọng lượng, phân tích độ dẫn điện, bút thử chỉ số TDS trong nước
Phân tích trọng lượng: Phương pháp này được thực hiện nhằm mục đích làm bay hơi dung môi chất lỏng để có thể xác định phần khối lượng dư còn lại. Mặc dù phương pháp này khá chính xác nhưng lại tiêu tốn hơi nhiều thời gian nên nó không được áp dụng nhiều
Bút thử hàm lượng TDS: Bút thử này hoạt động dựa vào nguyên lý độ dẫn điện của nguồn nước để xác định trong nước có nhiều ion kim loại, khoáng chất hay không
Độ dẫn điện: TDS tồn tại dưới dạng các ion âm và dương nên nó có khả năng dẫn điện. Từ đó, bạn có thể sử dụng máy đo TDS để đo chỉ số TDS có trong nước. Đây là phương pháp khá đơn giản, nhẹ nhàng mà kết quả cũng rất chính xác
Khi kiểm tra nồng độ TDS có trong nước bằng bút điện phân, màu sắc của nước sẽ thay đổi và dựa vào điểm này chúng ta có thể phán đoán ra được là trong nguồn nước của gia đình bạn đang chứa những ion kim loại nào:
Chỉ sủi bọt: Nước tinh khiết
Sủi bọt + kết tủa trắng: Nước có chứa canxi, bạc,...
Màu đỏ nâu, có váng: Chứa nhiều Fe
Màu xanh lơ, có vẩn, kết tủa: Chứ nhiều Cu
6. Chỉ số TDS cho nước uống
Chỉ số TDS cho nước uống ở Việt Nam sẽ không được vượt quá 500 mg/ L đối với nước uống và không được vượt quá 1000 mg/ L đối với nước sinh hoạt, còn nếu từ 100 mg/ L trở lên thì nước này không thể sử dụng. Chính vì vậy, người dùng rất ưa chuộng sử dụng nguồn nước có chỉ số TDS thấp.
Tuy nhiên, chỉ số TDS thấp quá cũng không phải việc tốt bởi vì chỉ số thấp có nghĩa là nguồn nước sạch. Mà nguồn nước quá sạch sẽ không còn hàm lượng khoáng chất. Nếu bạn sử dụng nguồn nước này trong thời gian dài thì nó sẽ không tốt cho sức khỏe.
Còn nếu chỉ số cao khoảng 100 mg/ L, nó sẽ vừa có lợi và có hại. Ở chỉ số này nước sẽ không chứa các chất gây ô nhiễm mà chứa hàm lượng khoáng chất có lợi như: Muối, Canxi, Natri,... Do dó, chỉ số TDS không phải nguyên nhân khiến nước bị bẩn. Và nếu bạn muốn kiểm tra nước nhà mình có đảm bảo chất lượng hay không thì hãy mang nước đến trung tâm uy tín để kiểm tra.
7. Lợi ích và ảnh hưởng của hàm lượng TDS trong nước đối với sức khỏe con người
7.1. Lợi ích
Mặc dù TDS không phải nguyên nhân chính khiến nước bị ô nhiễm nhưng nó được sử dụng để chỉ ra một số chất gây ô nhiễm hóa học có trong sông, suối, ao, hồ,...
Ngoài ra, TDS thường được ứng dụng trong nuôi trồng thủy hải sản nhằm tạo ra ra môi trường có chất lượng nước thuận lợi cho sinh vật.
7.2. Ảnh hưởng của hàm lượng TDS trong nước đối với sức khỏe con người
Nếu chỉ số TDS trong nước quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Nó sẽ mang theo những chất rắn, kim loại hòa tan trong nước vào trong cơ thể và gây ra những bệnh nguy hiểm đến con người.
Tiếp theo, nó sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của thức uống, món ăn. Ví dụ điển hình đó là khiến bia bị đắng sau một thời gian ngắn, hoặc làm cho nước có vị mặn, vị kim loại.
Ngoài ra, nó còn làm cho nước bình thường trở thành nước cứng, gây ra cáu cặn trong các thiết bị làm nóng như đường ống, nồi hơi, tháp giải nhiệt,...
8. Làm thế nào để giảm hoặc loại bỏ TDS trong nước?
Ngày nay có rất nhiều biện pháp để giảm chỉ số TDS có trong nước như: Chưng cất, khử ion,... nhưng những cách này khá phức tạp và không có tính hiệu quả cao. Do đó, để loại bỏ TDS có trong nước tự nhiên, người ta thường sử dụng máy lọc nước
Tuy nhiên, trước khi sử dụng máy lọc, nguồn nước phải trải qua một lần lọc thô để loại bỏ tất cả những cặn bẩn lơ lửng, không tan có kích thước lớn. Chỉ khi làm như vậy, nước sau khi qua màng lọc mới đạt chuẩn nhất
Máy lọc nước hiện nay sử dụng rất nhiều công nghệ khác nhau nhưng chúng đều có mục đích chung đó là giúp tạo ra nguồn nước trong sạch nhất. Nó sẽ loại bỏ những vi khuẩn, virus, những tạp chất, kim loại hòa tan trong nước. Ngoài ra, hệ thống lọc nước còn có chức năng bổ sung khoáng chất có lợi cho cơ thể, tăng cường diệt khuẩn. Vì thế, chúng ta có thể sự dụng nước trực tiếp tại vòi mà không cần đun sôi. Bạn có thể tham khảo các loại máy lọc nước như: Karofi, Kangaru, Coway, Sunhouse,...
Đó là cách giảm chỉ số TDS có trong nước cho các hộ gia đình còn trong công nghiệp - họ thường áp dụng 2 cách đó là thẩm thấu hoặc thẩm thấu ngược để loại bỏ TDS có trong nước
Trên thị trường đã có một số máy lọc nước RO có màn hình hiển thị chất lượng nước - chỉ số TDS trong nước nhằm thống báo cho người dùng chỉ số TDS chính xác để cho người dùng đánh giá được mức dộ an toàn của nguồn nước đang sử dụng